Có thể bạn đã biết đến phương pháp nấu cách thủy và nồi nấu cách thủy nhưng chưa thực sự hiểu nồi này dùng để nấu nguyên liệu gì. Nồi nấu cách thủy công nghiệp thường là loại nồi dung tích lớn, chuyên dụng cho các cơ sở chế biến thực phẩm với quy mô vừa và lớn, chính vì vậy, nó cũng tạo nên những nghịch lý mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Cùng noinaucongnghiep.com tìm hiểu nhé!
Trước khi tìm hiểu về những nghịch lý trong việc sử dụng nồi nấu cách thủy trong cơ sở chế biến thực phẩm lớn và các loại nồi nấu cách thủy phổ biến, Viễn Đông sẽ giải thích rõ hơn về phương pháp nấu cách thủy và nồi nấu cách thủy công nghiệp.
Phương pháp nấu cách thủy và nồi nấu cách thủy là gì?
Trong chế biến một vài món ăn như chân giò hầm cách thủy, gà hầm cách thủy, hấp xôi… mà bạn thường hay làm cũng là một dạng của chế biến cách thủy. Đó chính là phương pháp hấp cách thủy.
Còn đối với những người làm bánh mì, bánh ngọt chuyên nghiệp, họ sẽ thường xuyên sử dụng phương pháp nướng cách thủy. Đó là một phương pháp nấu nướng trong đó một chiếc khuôn được đặt trong lòng một chiếc khay chứa nước ấm. Nước ấm cộng với nhiệt độ nướng hơi thấp sẽ làm bánh chín một cách nhẹ nhàng, không nứt mặt, không cháy mặt đáy.
Người làm bánh mì, bánh ngọt chuyên nghiệp, họ sẽ thường xuyên sử dụng phương pháp nướng cách thủy
Ở đây, phương pháp nấu cách thủy cũng sử dụng nguyên lý tương tự như các phương pháp kia, không để nước tiếp xúc trực tiếp để làm nóng và chín thực phẩm mà chỉ sử dụng sức nóng, truyền qua lớp nồi kim loại. Bằng cách này, ta làm chín thực phẩm thông qua việc đun sôi dung dịch cách thủy, hay còn gọi là phương pháp truyền nhiệt gián tiếp.
Nồi nấu cách thủy áp dụng nguyên lý nấu cách thủy như thế nào?
Để tận dụng phương pháp truyền nhiệt gián tiếp thì nồi nấu cách thủy sẽ được thiết kế với 2 lớp thành nồi. Chất liệu làm nồi cách thủy công nghiệp thường là Inox dày, có độ bền cao và chịu nhiệt tốt.
Khoang lớn bên trong vẫn dùng chứa nguyên liệu cần nấu như các nồi thông thường khác. Còn giữa 2 lớp Inox thành nồi chính là dung dịch cách thủy (thường dùng nước hoặc dầu ăn), cách biệt hoàn toàn với nguyên liệu cần nấu bên trong.
Thanh nhiệt được lắp ở nơi chứa dung dịch cách thủy, khi nồi được cắm điện sẽ tiến hành đun sôi dung dịch cách thủy này, từ đó truyền nhiệt qua lớp Inox để làm nóng nguyên liệu cần nấu. Phương pháp nấu cách thủy như vậy sẽ mang đến nhưng lợi ích nhất định cho người chế biến thực phẩm cũng như chất lượng của dung dịch cần nấu.
Lợi ích của cách sử dụng nồi nấu cách thủy
Nguyên liệu cần nấu ở đây thường sẽ là các dung dịch có độ sánh và đặc, khi nấu dễ bị đóng cặn và cháy khét, bám dính thành nồi. Nếu bạn nấu các loại dung dịch này bằng nồi nhôm hay nồi Inox 1 lớp thông thường thì lượng hao hụt nguyên liệu có thể lên tới 10- 15%.
Tức là cứ nấu 100 Lit dung dịch, bạn chỉ thu được tối đa 90 Lit thành phẩm, lượng còn lại bám dính ở thành nồi, cháy ở đáy nồi… không thể sử dụng được.
Lúc này, nồi nấu cách thủy sẽ là thiết bị hỗ trợ tối ưu nhất cho công đoạn nấu dung dịch, nhất là các dung dịch đặc như cháo, đường làm bánh kẹo, mạch nha… Lợi ích của nồi nấu cách thủy thể hiện ở 2 khía cạnh: giúp ích cho người dùng và nâng cao chất lượng thành phẩm.
Cơ sở chế biến thực phẩm có nồi nấu cách thủy sẽ rất nhẹ nhàng
Công việc nấu dung dịch khá nặng nhọc, vất vả trước đây vì luôn phải canh chừng, khuấy đảo nguyên liệu sẽ khiến các cơ sở chế biến tốn nhiều thời gian cũng như chi phí thuê nhân công làm việc vất vả. Thay vì đó, nồi nấu cách thủy sẽ là phương pháp tiết kiệm, hiện đại và an toàn hơn.
Như vậy, nồi nấu công nghiệp thực sự đã trở thành cánh tay đắc lực cho các cơ sở chế biến thực phẩm cũng như các loại dung dịch, hóa chất. Không chỉ về mặt nâng cao hiệu quả trong sản xuất mà chất lượng thành phẩm nấu cũng được đảm bảo tối đa.
Nấu cách thủy- Chẳng còn nỗi lo nguyên liệu chín không đều, cháy khét
Sử dụng phương pháp nấu cách thủy là phương pháp an toàn và tốt nhất hiện nay trong chế biến thực phẩm. Vì những lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của món ăn luôn đem lại giá trị cao nhất so với những phương pháp chế biến khác.
Nấu, hấp cách thủy có thể lâu hơn cách chiên, rán nhưng lại giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất trong thực phẩm, giảm hàm lượng chất béo đi vào cơ thể và không làm thay đổi hương vị của thực phẩm.
Đặc biệt, bạn sẽ không còn phải tốn thời gian canh chừng nồi nấu như trước đây mà sẽ thanh thơi hơn, rảnh tay để làm nhiều việc khác trong khi chờ nồi nấu dung dịch tự động. Hoàn toàn không có cháy khét và giảm lượng bám dính rất tốt nhờ chất liệu Inox cao cấp.
Không còn nghi ngờ gì về những lợi ích mà nồi nấu cách thủy mang lại cho những cơ sở chế biến thực phẩm chuyên nghiệp. Với xu thế phát triển hiện nay trong ngành, hầu hết các cơ sở này cũng tìm và sử dụng nhiều loại nồi nấu cách thủy để phục vụ cho những mục đích khác nhau nữa.
Nghịch lý trong việc sử dụng nồi nấu cách thủy công nghiệp
Nghe thì có vẻ lạ nhưng bản thân nồi nấu cách thủy lại mang những nghịch lý, vậy liệu những điều này tác động tốt hay xấu tới việc sử dụng nồi trong các cơ sở chế biến lớn?
1. Đun sôi lớp ngoài nhưng làm chín lớp trong
Điều trái ngược này thực ra lại rất dễ hiểu, vì đây chỉ là nguyên lý nấu cách thủy được áp dụng. Thông qua việc làm nóng và đun sôi dung dịch cách thủy để đun nguyên liệu cần nấu bên trong. Theo cách này, nguyên liệu cần nấu sẽ được làm nóng đều ở cả thành nồi và khoang nồi chứ không tập trung một vị trí đáy nồi.
Cũng nhờ đó mà hạn chế cháy khét và đóng cặn ở đáy nồi gây ra hao hụt. Khi nấu xong, bạn có thể để nguyên liệu trong nồi giữ nóng cũng sẽ được lâu hơn nhờ có thành nồi 2 lớp.
2. Năng suất cao nhưng chất lượng dung dịch nấu vẫn tốt
Nhiều người có quan niệm rằng các thiết bị công nghiệp có thể mang tới năng suất cao thì ngược lại, chất lượng sản phẩm sẽ không được tốt như làm bằng phương pháp thủ công, đặc biệt là trong ngành chế biến thực phẩm.
Nhưng không, nồi công nghiệp là ví dụ điển hình chứng minh bạn có thể vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng thành phẩm tốt.
Nồi nấu cách thủy công nghiệp thường có dung tích từ 40 Lit trở lên, có thể lên tới 500 Lit hay hơn 1000 Lit, đáp ứng nhu cầu sản xuất cực cao của những cơ sở sản xuất lớn. Chỉ cần một người để vận hành chiếc nồi này, không mất nhiều công sức nhưng chất lượng lại vẫn được đảm bảo.
Không ai có thể phủ nhận, nấu bằng nồi tự động sẽ có độ đồng đều trong cả mẻ và giữa các mẻ hơn hẳn so với cách tự nấu thủ công. Đây cũng là điều mà các cơ sở sản xuất lớn cần.
3. Hiện đại nhưng không hại điện
Có thể bạn nghĩ rằng để nấu tự động, nồi công nghiệp sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng để hoạt động. Nhưng phép tính sau sẽ cho bạn thấy rằng, nồi nấu “hiện đại nhưng không hại điện”:
Một nồi nấu cách thủy dung tích 200 Lit có công suất khoảng 12Kw. Dùng nồi này để nấu cháo trong khoảng 1 giờ sẽ tiêu hao 12 số điện, nhân mới mức giá điện kinh doanh trung bình khoảng 2.500 đồng/ số thì bạn mất khoảng 30.000 đồng tiền điện.
So sánh với việc sử dụng nồi đun than hoặc gas thông thường, chắc chắn dùng nồi nấu điện sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều, chưa kể đến việc nấu 200 Lit phải chia thành nhiều nồi và bạn phải nhấc nồi ra để thay than hoặc thay bình gas.
Chung quy lại, dù mang những nghịch lý ngay trong thiết kế cũng như hoạt động nhưng đây lại là những nghịch lý có lợi cho người dùng, giúp nồi nấu cách thủy củng cố hơn lợi thế sử dụng cho các cơ sở chế biến lớn.
Một số loại nồi nấu cách thủy phổ biến hiện nay
Sau đây, Viễn Đông sẽ giới thiệu đến bạn một số loại nồi nấu cách thủy công nghiệp được sử dụng khá phổ biến trong các cơ sở chế biến thực phẩm. Dựa trên nguyên lý nấu cách thủy nhưng mỗi loại nồi sẽ có thêm những chi tiết phù hợp hơn với nguyên liệu cần nấu.
Nồi nấu cánh khuấy– Nồi nấu dung dịch đặc
Thiết kế nồi nấu cách thủy cùng với cánh khuấy- cánh vét là đặc điểm nổi bật của nồi nấu cánh khuấy bằng điện. Thay vì phải khuấy bằng tay vất vả thì bạn hãy sử dụng cánh khuấy tự động, giúp nguyên liệu không bị đóng cặn và cháy khét.
Loại nồi này đặc biệt hiệu quả khi sử dụng để nấu các loại dung dịch đặc như mạch nha, nước đường, nấu cháo, nấu keo, nấu cao…
Nồi nấu cháo công nghiệp
Cũng chính là nồi nấu cánh khuấy nếu bạn dùng nồi trên 100 Lit, khi này sẽ cần có cánh khuấy để cháo không bị đóng cặn ở đáy nồi, giảm hao hụt cháo rất nhiều.
Nếu nấu dưới 100 Lit thì bạn không cần tới cánh khuấy, có thể thỉnh thoảng khuấy bằng đũa dài. Bớt đi cánh khuấy là cũng tiết kiệm được một khoản tiền rồi.
Nồi nấu đường mạch nha
Trong những dịp Tết Trung Thu hay Tết Nguyên Đán, nhu cầu về các loại bánh kẹo tăng cao nên năng suất của các cơ sở làm bánh kẹo cũng cần tăng mạnh. Khi đó, nồi nấu nước đường sẽ trở nên đặc biệt cần thiết cho nhu cầu này.
Nồi nấu nước đường cách thủy sẽ phải có cánh khuấy để đường không bị cháy, có độ sánh, có thể dùng để nấu mạch nha rất tiết kiệm thời gian và công sức.
Nồi nấu sữa đậu nành
Thiết kế nồi nấu sữa đậu nành đặc biệt ở việc nấu cách thủy kết hợp với một ống sục khí, tận dụng khí thoát ra khi nước sữa đậu được đun sôi để sục xuống đáy nồi giúp sữa không bị đóng cặn và cháy khét, cũng không phải khuấy liên tục như cách nấu thủ công. Ngoài ra, còn có các loại nồi nấu sữa bò, sữa dê, nồi điện nấu sữa bắp,…
Nồi nấu rượu
Bạn nghĩ rằng nồi nấu rượu thì cần gì tới phương pháp cách thủy? Nhưng trên thực tế lại có. Nồi nấu rượu bao gồm nồi ủ cơm rượu và khoang làm lạnh. Chính vì vậy, nồi ủ cơm rượu sẽ được thiết kế thành nồi cách thủy để làm nóng cơm rượu, nhưng lại căn nhiệt độ phù hợp để nấu, tránh việc khê cơm và cháy.
Nấu bằng nồi nấu điện cách thủy cho lượng rượu rất cao, 10kg gạo thường thu được 7- 8 Lit rượu nên được rất nhiều người sử dụng.
Trên đây là các loại nồi nấu cách thủy phổ biến nhất. Nếu bạn có nhu cầu nấu loại dung dịch nào đặc biệt hơn thì hãy liên hệ ngay tới Viễn Đông để được tư vấn thiết kế chiếc nồi nấu công nghiệp phù hợp nhất theo nhu cầu nhé!
>> Dịch vụ bảo hành và sửa chữa nồi nấu công nghiệp
Ý kiến bạn đọc (0)