Lượng nước và gạo khi nấu cháo để có một nồi cháo ngon

LIÊN QUAN VỀ NỒI NẤU CHÁO CÔNG NGHIỆP

Bắt đầu trời vào mùa đông lạnh, nhiều người dễ bị cảm cúm, đau nhức, mệt mỏi… nên việc ăn ăn uống cũng khó tiêu không còn ngon miệng, nhất là những người có thể trạng và hệ tiêu hóa yếu, đau ốm hay người bệnh chưa hồi phục sức khỏe. Một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng sẽ là sự bổ sung hết sức tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, nhưng lượng nước và gạo khi nấu cháo như thế nào để có một nồi cháo ngon nhất, lại ít ai biết tới.

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Vậy lượng nước và gạo khi nấu chóa như thế nào thì hợp lý và theo đúng khuyến cáo để có một nồi cháo thơm ngon nhất, cũng như giảm thiểu thời gian chờ đợi khi phải ninh nhừ hạt gạo? Hãy cùng noinaucongnghiep.com khám phá ngay trong bài viết này nhé.

Mỗi vị cho mỗi người- nấu cháo theo thể trạng của người bệnh

Tùy vào thể trạng của người đau ốm, mệt mỏi, hồi phục sau bệnh,… mà bạn nên lựa chọn những nguyên liệu kết hợp với nồi cháo trắng của mình, để có thể phù hợp hơn với khẩu vị của mỗi người và giảm thiểu sự căng thẳng khi chăm sóc người bệnh. Bạn nên cân nhắc lượng nước và gạo khi nấu cháo để tránh thành phẩm cuối cùng quá nhão hoặc quá đặc khi kết hợp với các nguyên liệu khác (cần chú ý các món kiêng khem cho người bệnh kẻ để tránh gây hại cho sức khỏe).

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Theo đó, bạn nên lựa chọn loại cháo phù hợp với người bệnh tùy vào sở thích và khẩu vị của họ:

  • Người ốm, mệt mỏi nên ăn cháo có sự kết hợp với các nguyên liệu dễ ăn và nhiều đạm như: cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo tôm…
  • Người bị ốm sốt nên ăn cháo kết hợp với nguyên liệu có tính hàn như: cháo trứng gà tía tô, cháo đậu xanh, cháo gà… giúp hạ sốt và cơ thể hồi phục nhanh hơn rất nhiều.
  • Người bị cảm cúm, có vấn đề về đường hô hấp nên ăn cháo thịt băm gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo hành tiêu…sẽ giúp hệ hô hấp được kích thích và làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Người mới ốm dậy nên bồi bổ bằng cháo lươn, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo thịt băm…
  • Người bình thường, người khỏe, hoặc người đã hồi phục tốt thì nên ăn xen kẽ cháo hàu, cháo nấm, cháo cải bó xôi, cháo tôm, cháo cá chép…
  • Những ngày đông lạnh nên ăn cháo sườn, cháo cá giải cảm rất tốt.

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Khi ăn cháo cần phải đảm bảo cháo phải nóng, bạn có thể thêm các rau gia vị như tía tô, gừng xắt nhỏ, tiêu hạt sẽ giúp món cháo đậm vị và dễ ăn hơn.

Nấu cháo bằng nồi cơm điện, bạn đã thử chưa

Chắc hẳn, nồi cơm điện đã trở thành vật dụng đã rất đỗi quen thuộc trong căn bếp với mỗi chị em nội trợ, nhưng bạn đã thử nấu cháo bằng nồi cơm điện hay chưa? Việc nấu cháo bằng nồi cơm điện cũng không còn quá khó khăn và việc căn chừng lượng nước và gạo khi nấu cháo cũng không còn quá với những chia sẻ từ bài viết này. 

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Để cháo trắng ngon hơn, tránh được tình trạng quá lỏng hay quá đặc sệt, bạn nên canh chừng lượng nước và gạo khi nấu cháo theo tỉ lệ 3 phần nước và 1 phần gạo, sẽ giúp cháo nấu ra sánh mịn và đẹp mắt hơn. Với những món như cháo thịt, cháo cá hay cháo hải sản thì lượng nước và gạo khi nấu cháo sẽ theo tỉ lệ 4 phần nước và 1 phần gạo, giúp hạt gạo nở bung, đẹp mắt và món ăn sẽ trông hấp dẫn hơn.

Bí quyết nấu cháo thơm ngon, bổ dưỡng đơn giản ngay tại nhà 

Nguyên liệu luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi món ăn, bạn nên chọn những nguyên liệu tươi ngon và sạch. Và trong khi nấu cháo, bạn nên chế biến cháo và nguyên liệu riêng, sau đó kết hợp lại với nhau để đảm bảo hương vị cũng như tránh được việc phải ninh cháo quá lâu để có thể nhừ, giúp bạn tiết kiệm được phần lớn thời gian khi nấu cháo.

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Sử dụng gạo nấu cháo cũng cần phải là gạo mới, dẻo và thơm để cháo có vị béo ngọt và độ sánh mịn cao hơn, hương thơm của gạo cũng được giữ lại, giúp người bệnh kích thích thính giác tốt hơn (lưu ý: không nên dùng gạo nở nấu cháo vì khô hạt và nhạt nhẽo). Cách 1 là trộn gạo tẻ với một ít gạo nếp tạo độ quánh vừa phải, tăng hương vị (nên ngâm trước khi nấu sẽ nhừ và ngon hơn). 

Việc chọn nồi nấu cháo cũng hết sức quan trọng, bạn nên dùng nồi có đế dày, nồi đất hoặc nồi không dính, nên sử dụng loại nồi có miệng nhỏ và lòng sâu để tránh tình trạng cháo bị trào ra ngoài hay dính đáy nồi. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể tận dụng nồi áp suất hay nồi cơm điện để nấu cháo nấu, nhưng để cháo nấu ra được thơm ngon và bổ dưỡng hơn thì bạn cần phải khéo căn chỉnh lửa và nhiệt độ dể tránh cháo bị trào ra ngoài khiến việc vệ sinh nồi khó khăn hơn mà thành phẩm cũng không được thơm ngon.

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Lượng nước và gạo khi nấu cháo cũng rất cần được quan tâm, bởi việc thừa hay thiếu 1 trong 2 yếu tố trên cũng dễ khiến cháo bị quá lỏng hoặc quá đặc sệt. Lượng nước và gạo khi nấu cháo nên sử dụng theo tỉ lệ 1 gạo 3 nước sẽ vừa đủ ngon. Đun nước sôi rồi mới đổ gạo vào và không nên dùng nước lạnh để nấu cháo sẽ khiến thời gian ninh cháo lâu hơn và đôi khi hạt gạo sẽ bị sượng, cháo không ngon. Nếu bạn muốn thêm nước vào cháo thì chờ nước trong nồi gần cạn rồi hẵng đổ thêm nước sôi vào (vì đổ thêm nước lạnh sẽ khiến hạt gạo co lại gây sượng gạo và làm cháo giảm mất hương vị).

lượng nước và gạo khi nấu cháo

Trong quá trình nấu cháo bạn không nên đậy nắp nồi để tránh cháo bị trào ra ngoài do áp suất tăng lên. Bắt đầu, bạn nên đun to lửa cho cháo sôi bùng lên, rồi hạ lửa và bắt đầu ninh cho tới khi gạo nở bung là đã nhừ. Khi cháo bắt đầu sôi, bạn mới nên dùng đũa hay thìa to để khuấy cháo giúp gạo không bị dính ở đáy nồi và thỉnh thoảng bạn nên khuấy lại. Lưu ý: khi khuấy cháo, bạn chỉ nên khuấy theo 1 chiều và không khuấy ngược lại để tránh tình trạng cháo nóng bắn ra ngoài gây bỏng. Khi gạo đã nở bung thì khuấy thêm một thời gian rồi tắt lửa, đậy nắp để yên 30 phút thì cháo mới ngon.

Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết lượng nước và gạo khi nấu cháo như thế nào là hợp lý, để có thể cho ra những nồi cháo thơm ngon, bỏ dưỡng chăm sóc cho những người yêu thương của mình.

LIÊN QUAN VỀ NỒI NẤU CHÁO CÔNG NGHIỆP

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2022 Nồi nấu công nghiệp. Được khởi tạo bởi Viễn Đông.